Thường thì mọi người chú ý tới kĩ thuật giữ banh, tấn công hay chiến thuật phòng ngự mà ít người đề cập đến kĩ thuật phòng ngự cá nhân. Bóng đá ngày càng phát triển, đòi hỏi gần như tất cả các cầu thủ bất kể vị trí nào trên sân cũng phải phòng thủ.
Nhiều kĩ năng tấn công có thể học được nhanh chóng nhưng phòng thủ thì kinh nghiệm mới là quan trọng nhất. Ở đây, xin đề cập đến triết lý hơn là kĩ năng.
1. Bọc lót – kĩ năng quan trọng nhất
Khoảng cách đội hình càng gần thì khả năng bọc lót thành công càng cao.
Thủ không phải là 1on 1 mà là hậu vệ phòng thủ trực tiếp một người cùng lúc đó để ý đến những người khác có nguy cơ cao gần khu vực của mình.
Bình thường, 1 tiền đạo khá có thể dễ dàng vượt qua 1 hậu vệ. Nhưng tại sao ta không thường thấy các pha qua người? Đơn giản là họ sợ người phía sau. Thử suy nghĩ tình huống sau: 1 cầu thủ khá đứng trước 1 hậu vệ tồi như vẫn không dám vượt qua. Vì có thằng đứng sau “canh me” rồi.
Vậy phòng thủ không là phải là 1 on 1. Tiếp theo mới quan trọng nhất.
“Tại sao mày không bọc lót cho tao?” Đó chính là sai lầm của rất nhiều người. Thật sự trong triết lý bọc lót, người đóng vai trò quan trọng chính là người ở tuyến trên.
Người phòng thủ ở trên phải biết quan sát và thông minh chọn vị trí. Không cần quá nỗ lực nhưng phải thật sự thông minh. Điều đầu tiên phòng thủ không phải là chạy đến cầu thủ kia >> giữ khoảng cách 2 hay 3 mét >> khum người xuống để chuẩn bị đối đầu. Không phải thế! Đầu tiên là nhìn xuống phía sau >> xem có ai chuẩn bị bọc lót cho mình chưa >> xem coi khoảng cách giữa mình và người đó đã hợp lý chưa.
Nếu mọi thứ chưa được đảm bảo, thì ta không nên xong vào mà ta nên từ từ lùi xuống và điều chỉnh vị trí thích hợp với mọi người xung quang. Đồng thời, vị trí giữa ta và đối thủ cũng không phải là mặt đối mặt mà ta nên đứng chéo để hạn chế các đường chuyền và khả năng lừa vào trong của đối thủ. Mức độ đứng chéo như thế nào là hợp lý thì tùy theo các vị trí xung quanh để quyết định ta đứng sao cho hạn chế đối thủ nhiều nhất.
Nếu mọi thứ đã được đảm bảo, ta có thể áp sát đối thủ hơn, gây sức ép hoặc thậm chí có thể cắt banh. Lưu ý, cắt banh trong chân đối thủ cần rất nhiều nỗ lực và nguy cơ lớn nên nếu không cần thiết thì không nên sử dụng. Nhiệm vụ cắt banh dành cho tuyến sau và cắt banh từ các đường chuyến là hiệu quả hơn. Vì cắt banh trong chân thì đối thủ ở gần đó có thể đeo bám mình còn cắt đường chuyền thì loại bỏ được đối thủ. Nhiệm vụ chính của tuyến trên là gây sức ép.
Khi xem đá banh, ta thấy Barca gây sức ép và vào banh rất nhanh. Tại sao? Vì khoảng cách đội hình của họ là hợp lý và xung quanh luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi.
Vì vậy, khi thi đấu phải để ý quan sát phía sau xem có người hỗ trợ chưa để quyết định hành động cho hợp lý.
2. Quy tắc học đếm và công bằng.
Bí quyết ở đây chính là sự quan sát. Đầu tiên, ta phải luôn luôn để ý xem bên ta có đảm bảo nhiệm vụ của từng người không? Tức là, nhiệm vụ của mỗi người phòng thủ là kèm ít nhất một người. Nếu số người tấn công bên kia nhiều hơn thì ta phải lui về bọc lót và lấp vào vị trí trống. Bên kia không được nhiều hơn. Nhiều người nói Messi làm biếng, không phòng thủ. Sai lầm. Các HLV thì nói Messi đá rất hợp lý. Một mình Messi đã giữ lại 1 đến 2 hậu vệ đối phương. Như vậy trong suy nghĩ chung, như thế là hợp lý. Nếu ít hơn, chắc chắn Messi sẽ chạy theo.
Phòng thủ là mình gần ai hơn thì thủ người đó? Không. Trước tiên phải xét đến nhiệm vụ trước rồi mới xét đến khoảng cách.
Tình huống như trên, cầu thủ áo xanh số 1 phải xử lý di chuyển ra sao, phải kèm ai đây. Đầu tiền phải quan sát >> Phân chia nhiệm vụ. Nhiệm vụ của số 1 áo xanh là số 2 áo đỏ. >> Nếu số 1 áo xanh chạy vào kèm số 1 áo đỏ thì mọi người bên dưới rất bực. >> Sau đó số 1 đỏ chuyền cho số 2 đỏ thì số 1 xanh lại bực vì số 2 xanh không hỗ trợ kèm người. Hỗ trợ sao được khi số 1 xanh đã tước đi nhiệm vụ của số 2 xanh. Vì số 2 xanh trước đó đã canh 1 đỏ và chờ 1 xanh chạy kèm 2 đỏ thì mới từ từ chạy vào kèm. >> Tình huống đã lỡ rồi thì 2 xanh sẽ cố trụ giữa để khi nào 1 xanh thủ chắc rồi mới từ từ di chuyển sang 2 đỏ.
Tuy nhiên, ở những tình huống đặc biệt cần banh, số 1 xanh sẽ ép số 1 đỏ và chạy song song chặn số 1 đỏ chuyền sang 2 đỏ. Lúc này, ý của số 1 xanh là giao nhiệm vụ cho số 2 xanh đánh chặn và ập vào. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ nhất định nếu số 1đỏ xử lý hay. Nhưng cũng nên áp dụng đó với các đội đá không hay lắm. Nhưng nhớ: số 1 xanh phải chạy song song và chặn đường chuyền và giao nhiệm vụ cho số 2 xanh chứ không phải chỉ chạy vào phòng thủ. Số 1 xanh sẽ “lùa” số 1 đỏ vào thế gọng kiềm.
Một tình huống khác là sự thiếu tập trung để 1 cầu thủ đối phương luồng ra sau lưng hoặc đối phương bật tường quá tốt nên ta bị bỏ lại phía sau.
Ở trường hợp này, 1 xanh sẽ phải chạy song song với 1 đỏ với hy vọng sẽ đuổi kịp. Nếu đuổi không kịp, khi chạy đến gần vị trí số 2 đỏ thì tấp vào bắt số 2 đỏ. Trước đó, 2 xanh đã chuẩn bị trước nên vừa giữ 2 đỏ vừa di chuyển vài bước để có thể chạy theo số 1 đỏ. Nếu 1 xanh gần đến 2 đỏ thì 2 xanh sẽ bỏ 2 đỏ để chạy hợp cắt đường chạy của 1 đỏ. Lúc này, vị trí đội hình sẽ được cũng cố lại, nhiệm vụ của mỗi người được cân bằng.
3. Chống bật tường
Bật tường là nguy hiểm nhất. Đặc biệt đối với sân Mini. Những đội bóng lừa bóng không sợ. Sợ những đội bật tường và chạy. Đó mới thật sự đáng sợ.
Suy nghĩ đơn giản thế này, nếu họ chạy nhanh hơn ta và ở trên làm tường tốt và trả banh lại thì có nghĩa họ đã lừa qua ta. Trong khi đó, lừa đòi hỏi thể lực rất lớn và còn bị hậu vệ đeo bám riết, thậm chí phạm lỗi. Tốc độ chạy không banh lại cao hơn. Đá với những đội bật tường liên tục rất mệt.
Cách chống bật tường: “chạy”. Đó là cách duy nhất. Khi vừa thấy đối thủ chuyền và có tín hiệu bắt đầu chạy là phải chạy ngay. Lúc đó, những pha bật tường không có tính bất ngờ cao thì 80% đến 90% ta thành công. Hay theo thuật ngữ trên sân là “nó bắt bài rồi”. Còn những tình huống bất ngờ thì vẫn phải chạy nhưng phải phối hợp với đồng đội để phân chia nhiệm vụ cho hợp lý như đã phân tích trước đó. Trong thực tế, hậu vệ thậm chí chủ động phạm lỗi để ngăn cản tình huống bất ngờ. Phạm lỗi phải tinh tế. Thường thì ta dùng tay đẩy đối phương để tạo đà rồi ta chạy theo banh. Rất hay gặp.
4. Cản các cú sút
Trong những tình huống quyết đinh, cầu thủ đối phương trong thế trong trải và chuẩn bị sút. Nguy cơ ghi bàn là rất lớn. Cứu cánh cuối cùng là ngăn chặn cú sút.
Kĩ thuật này đòi hỏi phải có tốc độ, sức rướn để ra chân ngăn chặn, kinh nghiệm và canh thời gian tốt.
Khi đối phương chuẩn bị sút thì phải lao tới trước đường banh thật nhanh và canh đúng lúc để rướn chân chặn banh.
Vì kĩ thuật này, mà những tiền đạo đẳng cấp như Messi, Tevez,…thường canh đúng thời điểm ra chân của hậu vệ để dứt điểm lòn háng.
Nói chung, nếu thấm nhuần triết lý trên, ta có thể thích hợp với nhiều hệ thống phòng thủ khác nhau đặc biệt là phòng thủ khu vực (zone defense).
=D>=D>=D>=D>=D>=D>
ReplyDeleteViết thêm 1 bài về phản công đi mày, phòng thủ, cắt banh tốt, phải có phản công nhanh+nhạy bén+dứt khoát mới tạo sức ép lớn được. Phản công rề rà quá, người ta không sợ.
ReplyDelete:).
ReplyDeletePhản công thì từ từ. Đọc bài http://coibongda.blogspot.com/2013/03/luon-luon-tien-len-va-chong-pressing.html này cũng hiểu rồi.
ReplyDelete