Trang

Chần chừ và cơ hội

hesitate

Trích Barca tactics
The “one-second rule”
No other football team plays the Barcelona way. That’s a strength, but it’s also a weakness. It makes it very hard for Barça to integrate outsiders into the team, because the outsiders struggle to learn the system. Barcelona had a policy of buying only “Top Ten” players – men who arguably rank among the ten best footballers on earth – yet many of them have failed in the Nou Camp. Thierry Henry and Zlatan Ibrahimovic did, while even David Villa, who knew Barcelona’s game from playing it with Spain, ended up on the bench before breaking his leg.

Joan Oliver, Barcelona’s previous chief executive, explained the risk of transfers by what he called the “one-second rule”. The success of a move on the pitch is decided in less than a second. If a player needs a few extra fractions of a second to work out where his teammate is going, because he doesn’t know the other guy’s game well, the move will usually break down. A new player can therefore lose you a match in under a second.  

Pedro isn’t a great footballer, but because he was raised in the Masia he can play Barcelona’s game better than stars from outside. The boys in the Masia spend much of their childhood playing passing games, especially Cruijff’s favorite, six against three. Football, Cruijff once said, is choreography.
Nobody else thinks like that. That’s why most of the Barcelona side is homegrown. It’s more a necessity than a choice. Still, most of the time it works pretty well.

Trích Mourinho - The special one
Cách cầm quân độc đáo
Ngày 24-4-2003, Porto gặp Lazio trong trận bán kết lượt đi Cúp UEFA (khi ấy, Mourinho là HLV trưởng Porto). Tỷ số đang là 4-1 nghiêng về phía Porto khi cầu thủ Castroman của Lazio chuẩn bị thực hiện nhanh một quả ném biên. Dĩ nhiên, ưu thế 4-1 gần như đồng nghĩa với chiến thắng. Nhưng nếu Lazio ghi thêm 1 bàn thì chiến thắng 4-2 trên sân nhà không thể bảo đảm chiếc vé dự trận chung kết cho Porto (Lazio chỉ cần thắng lại 2-0 ở lượt về - chuyện không khó). Thấy rõ hiểm họa cho khung thành Porto từ ý đồ ném biên nhanh của đối phương, Mourinho lao luôn từ ghế chỉ đạo ra đường biên để… truy cản Castroman! Dĩ nhiên, ông bị đuổi khỏi khu vực kỹ thuật và bị truất quyền chỉ đạo ở trận lượt về. Nhưng dù sao, Mourinho cũng đã phá hỏng một pha tấn công nguy hiểm của Lazio, và tỷ số 0-0 ở trận lượt về đã đưa Porto vào trận chung kết mà họ đã thắng.

Sau này, chúng ta nghe nhiều về chuyện Mourinho bị UEFA truất quyền chỉ đạo ở Champions League và ông phải điều khiển Chelsea từ xa. Nhưng các sự cố trong 2 trận bán kết Porto - Lazio nêu trên mới chính là đỉnh cao của “nghệ thuật” cầm quân mà Mourinho từng vận dụng. Ở trận lượt về Lazio - Porto năm ấy, Mourinho dùng ít nhất 4 thiết bị nhắn tin chuyên dụng. Hai chiếc được giao cho Andre Villas Boas và Lima Pereira, các trợ lý ngồi hai bên Mourinho trên khán đài; hai chiếc được giao cho các trợ lý ngồi ở khu kỹ thuật là Aloisio và Baltemar Brito.

Trước khi trận đấu diễn ra, Mourinho và 4 trợ lý ấy đã “tập huấn” thật kỹ để thông tin chỉ đạo từ Mourinho được truyền đến khu kỹ thuật ở mức độ nhanh nhất. Nhanh đến mức nào? Bạn hãy hình dung: Khi các cầu thủ trên sân lập hàng rào trong một pha sút phạt, mệnh lệnh của Mourinho được truyền xuống khu kỹ thuật, từ đó lại truyền đến tận cầu thủ trên sân để họ điều chỉnh, mà đối phương vẫn chưa kịp sút bóng!

Trong tình huống ấy, Mourinho chỉ đạo Derlei (tiền đạo thuần túy) đứng vào hàng rào, Helder Postiga bước ra ngoài. Ai cũng thấy rõ đấy là sự sắp xếp hợp lý, thậm chí quá đơn giản. Nhưng trong những tình huống căng thẳng thật sự, không phải ai cũng phản ứng nhanh và sáng suốt như Mourinho (nhanh chẳng kém quyết định tự mình… truy cản Castroman ở trận lượt đi). Nhiều người còn nhớ tình huống tồi tệ của đội tuyển Đức tại Euro 2000: libero kỳ cựu Lothar Matthaeus thay vì đứng ngoài chỉ huy hàng thủ lại bước vào hàng rào và chôn chân ở đấy, nhìn Oliver Kahn vào lưới nhặt bóng!

Mourinho chỉ đạo điều gì khác qua tin nhắn, trong trận Lazio - Porto năm ấy? Giữa hiệp 2, ông nhắn: “Đưa cầu thủ dự bị ra khởi động, nhắc toàn toàn đội tập trung”. Vài phút sau: “Thay cầu thủ đang khởi động”. Sau nữa: “Thay người, thay làm nhiều lần”. Có lúc, Mourinho nhắc Deco bớt chơi sáng tạo. Có lúc, ông nhắc hàng tiền vệ giữ bóng thay vì tổ chức tấn công. Gần cuối trận, ông bảo trợ lý ra hiệu trận đấu chỉ còn 5 phút (thật ra, khi ấy trận đấu còn đến 10 phút)…

Qua trên ta thấy, sự tập trung và hiểu ý là thứ còn khuyết trong bóng đá. Rất nhiều đội bóng còn thiếu 2 thứ này. Đây là thứ để ta hướng đến sự hoàn hảo. Luôn luôn có cái gì đó để phát triển mới đích thực là niềm vui, là cuộc sống.

Chỉ khi sự tập trung và sự hiểu ý cải thiện, lúc đó tốc độ của đội bóng sẽ tăng đáng kể. Sức người là hữu hạn nên chỉ phát triển tốc độ đến 1 mức độ nhất định. Cho nên ta phải tìm đủ mọi cách khác để cải thiện tốc độ. Đó là 1 bài toán rất lý thú.

Pep có nói: ”Những câu chuyện về nỗ lực vượt khó, về những hành động phi thường nào đó của loài người. Đó là những điều vô cùng đẹp đẽ về công việc này, bởi mỗi đối thủ, mỗi hoàn cảnh là đều khác biệt nhau và bạn cần phải luôn tìm ra những điều đặc biệt, để nói với họ rằng: ‘Này các chàng trai, hôm nay quan trọng lắm đấy…’ vì lý do này hay lý do khác. Đâu cần phải nói về chiến thuật.
Khi bạn đã làm công việc này 3 hay 4 năm gì đó thì việc tìm ra những điều như thế cũng trở nên dễ dàng hơn. Và khi bạn làm công việc này 4 năm trở lên, với cùng những gương mặt cầu thủ đó, thì mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn.”


Gặp mặt suốt 4 năm riết cũng lờn. Điều quan trọng là phải phát triển và tìm ra ý tưởng mới tốt hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cầu thủ cũng đồng ý với ta. Mỗi cầu thủ lại khác nhau cho nên quản lý nhân sự còn phức tạp hơn rất nhiều.