Trang

Nhìn lại EURO 2012: Vì sao không thể phản công?

clip_image001
Bạn chỉ có thể phản công nếu như đối phương bất ngờ mất bóng. Bây giờ, khi các cầu thủ TBN thường xuyên thực hiện đến 700-800 đường chuyền trong mỗi trận đấu, đương nhiên sẽ phải có những lúc họ chuyền hỏng. Nhiều là đằng khác. Dù tỷ lệ chuyền chính xác lên đến 95% thì điều đó cũng có nghĩa là TBN chuyền hỏng khoảng 40 lần mỗi trận. Nhưng đối phương lại hầu như không có cơ hội phản công từ hàng chục lần mất bóng của TBN, đơn giản vì tất cả đều không phải là trường hợp mất bóng một cách bất ngờ.
Đấy chỉ là một trường hợp điển hình. Các đội càng giữ bóng và tấn công nhiều như TBN thì càng cẩn thận trước nguy cơ bị phản công (vì cứ chuyền mãi thì phải có lúc mất bóng). Luôn có trung vệ trụ lại khá sâu ở phần sân nhà để chuẩn bị đối phó với tình huống đồng đội phía trên chuyền hỏng. Thế là không có yếu tố bất ngờ, dẫn đến hệ quả là hầu như không thể phản công.

Vì sao Italia lại tự tin (pha lẫn chủ quan) tấn công TBN trong trận chung kết EURO 2012? Vì chính HLV Cesare Prandelli và các cầu thủ Italia hiểu rõ, họ dù cứ cố thủ mãi, cũng không thể có cơ hội phản công trước TBN. Bây giờ, người ta chỉ mất bóng vì độ khó của đường chuyền quá cao, chứ không mất bóng theo kiểu bất ngờ chuyền thẳng vào chân đối phương. Chờ dịp phản công thì đến bao giờ mới mong gây được bất ngờ?

Thất bại thảm hại 0-4 của Italia chẳng qua là kết quả của một chọn lựa “được ăn cả, ngã về không”. Suy cho cùng, khi đã gặp một đối thủ trên tài trong trận chung kết thì thua 0-1 hay 0-4 cũng chẳng khác biệt bao nhiêu. Khi Italia “dám tấn công” trong trận chung kết thì điều đó có nghĩa là họ chấp nhận khả năng thua đậm nhưng lại có chút hy vọng gây bất ngờ (nếu ghi bàn trước).

Một nguyên nhân nữa khiến lối chơi phòng ngự - phản công không còn đất dụng võ tại EURO 2012 là sự mờ nhạt của vai trò trung vệ. Trước đây, trung vệ thường di chuyển lên khu giữa sân khi đội nhà tấn công, thậm chí còn tham gia tấn công và săn lùng cơ hội ghi bàn trong các tình huống cố định. Mà trong tình huống cố định, rất khó đoán trước quả bóng sẽ văng đến khu vực nào nếu nó bị cản phá một cách ngẫu nhiên và đổi hướng. Cơ hội phản công nảy sinh từ đó, nhất là đối với các hậu vệ “lơ đãng”, không kịp lùi về. Bây giờ, đội nào cũng có hẳn một “lá chắn giữa sân”, sử dụng từ 2 đến 3 tiền vệ trung tâm. Không còn chỗ trống để các trung vệ bước lên nữa, họ đành trụ lại sân nhà và chuyên tâm giữ nhiệm vụ phòng thủ. Thế thì còn đâu cơ hội phản công?

Nguồn: Bongda.com.vn

No comments:

Post a Comment

:) :( :)) :(( =)) =D> :D :P :-O :-? :-SS :-t [-( @-) b-(