Trang

Straight forward no matter what

1. Các pha căng ngang
Căng ngang là một trong các vũ khí lợi hại khi mà không thể dứt điểm trực tiếp vào khung thành với số đông đứng chắn. Chúng ta phải luyện những pha căng ngang với độ chính xác cao.
Nhưng không nên căng ngang từ xa mà nên căng gần thôi tức là lãng vãng khu cắm địa chứ đừng căng từ biên. Vì nó cần nhiều sức mạnh để căng nhưng banh đi quá chậm nên dễ dàng bị cắt.
Hãy sử dụng những pha chọt khe xuống để người đó căng ngang vào.
Khi căng ngang cần chú ý đến sự thông minh. Để ý cái háng của hậu vệ chạy vào cản phá. Hãy sọt vào cái háng đó. Đó chính là cách làm của Ozil, Kaka và nhiều cầu thủ đẳng cấp khác. Vì nếu chỉ đơn giản là căng ngang thì thường rất dễ bị cắt ra ngoài.
Tóm lại, canh đúng thời điểm để sỏ háng đối phương.

2. Straight forward no matter what
Messi pannaRonaldinho panna
Khi bạn muốn chuyền cho đồng đội mà bị đối phương chặn mất hướng thì phải làm sao? Chuyển hướng khác để chuyền à? Được thôi! Lại bị chặn nữa thì làm sao?
Bạn có nghĩ bạn đang bị đối phương áp đặt lối suy nghĩ phải chuyền hướng nào không? Bạn có nghĩ họ bắt bài ta hết rồi? Ta thực sự vô vọng, không có định hướng. Vậy phải làm sao?
Đừng để đối phương bức ép hay áp đặt suy nghĩ lên ta. Đó là điều đầu tiên phải làm được. Hãy luôn là chính mình. Hãy là người áp đặt họ. Ta muốn làm gì thì làm được chứ không phải để họ bức ép ta. Từ đó, chắc chắn họ luôn luôn sợ ta. Họ không biết ta làm được cái này rồi sẽ làm gì nữa. Họ luôn luôn bị bận tâm, phân vân đề phòng ta. Họ khó mà có thể làm gì được ta.
Khi bạn nhắm phải chuyền cho 1 đồng đội mà bạn cảm thấy hợp lý nhất thì cứ thế mà làm. Hãy cứ chuyền cho người đó dù có thế nào đi chăng nữa. Ở đây ý nói là cứ đâm đầu mà làm rồi cũng sẽ đến 1 lúc bạn sẽ làm chủ được tình huống, bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp để trở nên tốt hơn nữa. Vậy thôi!
Hãy cho họ thấy, họ chẳng làm gì được ta đâu. Điều mà bạn đạt được chính là sự “tự tin”. Bạn luôn luôn có lựa chọn. Đơn giản là vì bạn muốn làm là làm được.

3. Một số cách để giúp bạn thực hiện cái “muốn làm là làm được của bạn”
a. Đá lòn háng. Khi họ bị lòn háng, rất nhiều người còn bị hội chứng “bị động”. Họ bị mất nhịp, bị đánh lừa nên đang còn chưa tỉnh táo lại. Nói chung sẽ phản ứng rất chậm.
Đánh lừa là điều kiện cần, còn ta phải nhanh nữa mới đảm bảo điều kiện đủ.
b. Đá hơn bổng ngang tầm hông là được. Làm sao vượt quá tầm với của chân. Ngoài ra họ sẽ bị đánh lừa vì họ thừơng nghĩ là mình đá xà xà mặt đất.
c. Đến khi họ quá để ý hướng chuyền của ta thì ta có nguyên 1 hướng còn lại để dẫn banh mà đá. Vậy thôi. Nếu họ chấp nhận che hết. Thì mình đi cái hướng họ bỏ.
Nhưng cuộc chơi là coi ai lì hơn ai, ai hiểu ai hơn. Ví dụ mình đi hướng trống họ lại theo mình thì mình lại dựt banh lại và chuyền theo hướng cũ. Rồi chạy lên đá tiếp.

4. Suy nghĩ bị đánh lừa
Đây một trong những cái để nhớ nhất đời. Người ta thường nói:” Nếu ta có ít thì hãy tập trung đừng phân tán”. Trong thể thao cũng vậy, những người mới chơi mà tiến bộ nhanh thường có một chiêu duy nhất thôi. Tập đi tập lại ngoài. Đến nỗi ai cũng bắt bài được. Đúng rồi. Tốt thôi. Như trong phim “Anh hùng xạ điêu”, Quách Tĩnh được Hồng Thất Công dạy cho hàng long thập bát chưởng, suốt ngày cứ luyện mỗi chiêu “Cáng long hữu hối”, ít nhưng tinh túy. Lúc giáp mặt với ông nào võ công cũng cao, lão cứ tưởng ăn hiếp được Quách Tĩnh ai dè bị đánh phải chạy xách dép. Nhưng cái hay là lão tức đến nỗi chửi thề vì QT xài riết 1 chiêu. Thấy không phục.
1 ví dụ nữa là những người thuận chân trái thường được biết đến với lối chơi lắt léo hơn bình thường. Tại sao vậy? Ở họ có 1 điểm chung đó là thuận duy nhất chân trái. Chân phải không được tốt cho lắm. Đó chính là sự tập trung.
Hãy cứ tiếp tục nâng tầm mình và cứ để họ bắt bài. Sẽ có lúc họ không thể nào cản được. Vì đến 1 lúc nào đó, chúng ta làm ngược lại những gì chúng ta đang làm thì sao. Đó chính là lúc họ sẽ rối tung lên. Ta sẽ luyện được chiêu mà còn thay đổi. Lúc đó khó ai đỡ được.

No comments:

Post a Comment

:) :( :)) :(( =)) =D> :D :P :-O :-? :-SS :-t [-( @-) b-(