Tập sút bóng vào 1 vòng tròn trên tường là một cách để sử dụng tốt cả 2 chân
Cùng thời gian đó, cách Di Stefano 10.000km, huyền thoại tương lai của bóng đá Anh Tom Finney trải qua một sự rèn luyện khắc nghiệt hơn bội phần: cậu bé thuận chân trái này phải tập mà chỉ được đi giày chân phải, chân trái đi dép lê. Và Finney phải tập cùng với một "quả bóng" bằng đá khối nặng vài cân. Cách duy nhất để tránh bị bầm dập chân trái, là phải xử lý "quả bóng" bằng chân phải.
Diego Forlan cũng khởi nghiệp mà chỉ biết sút bóng bằng chân phải. Nhưng cha anh, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, yêu cầu anh phải tập chơi bằng chân trái. Forlan tập hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày với trái bóng tennis, đá nó vào tường bật lại liên tục.
Phương thức này cũng được áp dụng bởi Eric Harrison, cựu HLV đội trẻ của M.U. Các cầu thủ của "Thế hệ Vàng" 1999 tập chính thức vào buổi sáng. Nhưng buổi chiều, Eric Harrison "lôi cổ" Paul Scholes và Ryan Giggs đến phòng tập, vẽ lên tường một vòng tròn. Sau đó, các cậu bé sẽ phải sử dụng cả 2 chân để chích bóng, lật bóng đúng vào vòng tròn.
Maldini đã trở thành hậu vệ trái xuất sắc nhất thế giới mặc dù thuận chân phải
Paolo Maldini đã trở thành hậu vệ trái xuất sắc nhất thế giới mặc dù thuận chân phải, cũng nhờ vào tập luyện. Mỗi ngày, anh dành ra nhiều tiếng đồng hồ để sút bóng vào tường bằng chân trái.
Tất nhiên, đây còn là vấn đề quan điểm. Cùng thế hệ với Giggs và Scholes, nhưng David Beckham không tập chân trái. Không phải bởi anh lười biếng: cậu bé David dành nhiều tiếng đồng hồ trong công viên để tập thêm ngoài giờ. Nhưng cậu chỉ tập một thứ, và nó cũng mang lại cho cậu thành công trong tương lai. Tất nhiên rồi, Becks tập sút phạt trực tiếp.