Trang

Lên núi tầm sư học đạo


altitude-training
Nâng cao hiệu quả huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình bằng tổ cách tổ chức huấn luyện trên vùng núi cao

Một trong những biện pháp thuộc xu hướng huấn luyện thể thao hiện đại là tổ chức tập luyện trên vùng núi cao... Nhiều tài liệu khoa học đã đề cập tới tác dụng tích cực của biện pháp này. Gía trị của tập luyện trên vùng núi cao là ở chỗ - trên cao, không khí loãng, áp suất riêng phần Oxy giảm nên buộc hệ tuần hoàn, hô hấp hoạt động tích cực hơn so với điều kiện dưới đồng bằng. Như vậy việc tổ chức Tập luyện trên vùng núi cao sẽ tạo nên sự tác động tổng hợp đến cơ thể thông qua khối lượng vận động và sự tác động của điều kiện môi trường.

Nhiều câu hỏi đã được nêu ra, phải chăng tập luyện trên vùng núi cao dẫn đến những biến đổi sinh lý bên trong bổ sung làm tăng cường hiệu suất ưa khí ở những VĐV sống ở đồng bằng ? nói cách khác phải chăng khả năng hoạt động thể lực được tăng sau khi "hạ sơn" ? phải chăng tập luyện trên vùng núi cao hiệu qủa hơn tập luyện dưới đồng bằng ?

Có điều trong thực tế mọi người đều công nhận rằng, nếu tổ chức thi đấu chạy sức bền trên vùng núi cao thì những VĐV sống trên vùng cao sẽ có lợi thế hơn những VĐV sống dưới đồng bằng. Ngược lại, thi đấu dưới đồng bằng thì ưu thế không hẳn đã thuộc về người miền núi. Mặc khác, sống hoặc tập luyện lâu dài trên vùng núi cao cũng chưa hẳn có được ưu thế sức bền ưa khí bộc lộ dưới đồng bằng. Thậm chí tập huấn dài lâu trên vùng núi cao cũng chưa hẳn đem lại ảnh hưởng tin cậy tới các chỉ số hoạt động thể lực ưa khí dưới đồng bằng .

Để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên chúng tôi đã tiến hành theo dõi kết quả tập luyện thi đấu của các VĐV đội tuyển Quốc Gia trong 4 đợt tập huấn trên núi cao chuẩn bị cho SEA Gemes XXII tổ chức tại việt nam-2003 và SEA Gemes XXIV tổ chức tại thái lan

Địa điểm mà chúng tôi chọn là tỉnh miền núi Vân Nam –Trung Quốc. Có độ cao so với mặt biển là 1950m, khí hậu trung bình trong năm từ 18-24 độ, thời tiết rất phù hợp cho tất cả các VĐV thực hiện tốt các bài tập thể lực.

Thời gian tập huấn trên vùng núi cao cho từng đợt từ 4 tuần v à 9 tuần

CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN 9 TUẦN TRÊN NÚI CAO.

Thời gian tập huấn đợt 1 được tổ chức tiến hành trong 9 tuần ( từ tuần 31 đến tuần 40) . Khối lượng nội dung các phương tiện huấn luyện được phân bổ trong các tuần như sau:

* Tuần 1 và tuần 2: Lần đầu tiên các VĐV lên tập luyện tại vùng núi cao nên các diễn biến sinh lý, sinh hoá bên trong cơ thể VĐV thay đổi rất lớn, nên 02 tuần đầu chủ yếu là tập các bài tập việt dã ưa khí để các chức năng dần thích nghi với môi trường và khí hậu tại địa điểm tập luyện.
- Sử dụng các bài tập việt dã dài từ 12km đến 14km ở ngưỡng 70-80% VCR.
- Các bài tập lặp lại 2000m, 1000m ở ngưỡng kích thích 80-85% VCR.

* Tuần 3: Vẫn duy trì chủ yếu là các bài tập ưa khí ở ngưỡng 75-80% VCR bằng các bài tập chạy việt dã dài từ 12km-14km.
- Lặp lại các bài tập 800m, 1000m, 1400m, 2000m,…ở ngưỡng 85-90% VCR.
- Tập xen với các bài tập biến tốc
- Tập các bài tập phát triển sức mạnh bền như chạy lên dốc, sức mạnh có phụ tải với tạ gánh.

* Tuần 4: Nâng dần khối lượng từ 5%-10% cho từng VĐV dựa vào khả năng thích nghi của từng cá thể VĐV.(chủ yếu là các bài tập ưa khí )
- Tăng cường lặp lại các đoạn từ 800m, 1000m, 1400m, 2000m,…ở ngưỡng 85-90% VCR.
- Sử dụng các bài tập biến tốc kéo ngắn thời gian chạy chậm.
- Duy trì các bài tập phát triển sức mạnh.

* Tuần 5: Vẫn duy trì các bài tập chạy việt dã ở ngưỡng 85-90% VCR.
- Làm quen dần với các bài tập phát triển tốc độ gốc.
- Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
- Duy trì các bài tập lặp lại ở đoạn từ 800m, 1000m, 1400m, 2000m,…ở ngưỡng 95-100% VCR.

* Tuần 6: Vẫn duy trì các bài tập ưa khí ở ngưỡng 90-95% VCR.
- Các bài tập phát triển tốc độ gốc.
- Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
- Bắt đầu với các bài tập chuyên biệt. Với các bài tập phân đoạn nhưng đòi hỏi phải tập với tốc độ 95% tốc độ thi đấu, Chủ yếu nâng dần các bài tập chuyên biệt đạt đến 50% cự ly ở tốc độ thi đấu. ( Ví dụ: đoạn 400m với cự ly thi đấu là 800m)


* Tuần 7 + tuần 8: Chủ yếu là các bài tập phát triển tốc độ.
- Các bài tập lặp lại chuyên biêt ở tốc độ thi đấu từ 300m-500m phối hợp chiến thuật.
- Vẫn duy trì các bài tập chạy việt dã ưa khí ở ngưỡng 80-85% VCR.

* Tuần 9: Kích thích các bài tập tốc độ.
- Bài tập lặp lại chuyên biệt đạt 2/3 cự ly thi đấu với tốc độ thi đấu.
- Các bài tậ việt dã ở ngưỡng 75-85% VCR được dụng như là phương pháp hồi phục tích cực.
- Trước 2 hoặc 3 ngày xuống núi tiến hành kiểm tra 2/3 cự thi đấu

(Cự ly 800m kiểm tra 600m, Cự ly 1500m kiểm tra 1200m, Cự ly 3000m kiểm tra 2400m.)
Kết quả thành tích trước và sau khi tập luyện trên núi cũng như các khoảng thời gian sau khi xuống núi được thể hiện trong bảng sau:

CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN 5 TUẦN TRÊN NÚI CAO.

Trong các đợt tập huấn 5 tuần, khối lượng nội dung các phương tiện huấn luyện được phân bổ trong các tuần như sau:

* Tuần 1: Chủ yếu là các bài tập việt dã ưa khí để các chức năng tuần hoàn hô hấp của cơ thể VĐV làm quen với độ cao, khí hậu, môi trường tại nơi tập luyện.
- Sử dụng các bài tập việt dã dài từ 12km đến 14km ở ngưỡng 75-85% VCR.
- Các bài tập lặp lại 800m, 1000m, 14000, 2000m,…….. ở ngưỡng kích thích 85-90% VCR.

* Tuần 2: Vẫn duy trì chủ yếu là các bài tập ưa khí ở ngưỡng 85-90% VCR
- Tập xen với các bài tập biến tốc.
- Tập các bài tập phát triển sức mạnh bền như chạy lên dốc, sức mạnh có phụ tải với tạ gánh.
- Làm quen dần với các bài tập tốc độ và tốc độ phục vụ cự ly.

* Tuần 3: Nâng dần khối lượng từ 5%-10% cho từng VĐV dựa vào khả năng thích nghi của từng cá thể VĐV.(chủ yếu là các bài tập ưa khí )
- Bắt đầu với các bài tập chuyên biệt. Với các bài tập phân đoạn nhưng đòi hỏi phải tập với tốc độ 95% tốc độ thi đấu ở các đoạn bằng 50% cự ly thi đấu.

* Tuần 4: Vẫn duy trì các bài tập ưa khí ở ngưỡng 85-90% VCR.
- Các bài tập phát triển tốc độ gốc.
- Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
* Chủ yếu nâng dần các bài tập chuyên biệt ở tốc độ thi đấu từ 300m -500m phối hợp chiến thuật cá nhân và đồng đội.

* Tuần 5: Kích thích các bài tập tốc độ.
- Bài tập lặp lại chuyên biệt đạt 2/3 cự ly thi đấu với tốc độ thi đấu.
- Các bài tậ việt dã ở ngưỡng 75-85% VCR được dụng như là phương pháp hồi phục tích cực.
- Trước 2 hoặc 3 ngày xuống núi tiến hành kiểm tra 2/3 cự thi đấu

Kết quả kiểm tra trong các đợt tập huấn được trình bày trong bảng sau:


BẢNG 1 : KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI TẬP LUYỆN TRÊN NÚI ĐỢT ( ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU TẠI SVĐ QUỐC GIA MỸ ĐÌNH)
Năm 2003
HỌ VÀ TÊN
Thành tích kiểm tra trước khi lên Núi
Thành tích thi đấu sau khi xuống Núi
( Đầu tuần 42)
Giải TiềnSEAGames
Nhịp tăng trưởngTT
  (W %)
Số ngày xuống nui đến thời điểm thi đấu
ĐỢT I:
(09 tuần)
15/7-05/9
Lê Văn Dương

800m: 1'55''4
 800m: 1'53''6
                
- 1,57




7 ngày
Nguyễn Đình Cương


800m: 1'55''6

800m: 1'54''9

- 0,60

Trần Văn Thắng

1500m: 4'03''
 1500m: 4'04''5
0,61



BẢNG 2 : KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI TẬP LUYỆN TRÊN NÚI ĐỢT II ( THI ĐẤU SEA GAMES 22 ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU TẠI SVĐ QUỐC GIA MỸ ĐÌNH)
Năm 2003
HỌ VÀ TÊN
Thành tích kiểm tra trước khi lên Núi
Thành tích thi đấu sau khi xuống Núi
Tại SEA Games 22

Nhịp tăng trưởng TT
    (W%)
Thòi gian xuống núi đến thi đâu
ĐỢT II:
(05 tuần)
25/9-30/11
Lê Văn Dương
800m: 1'54''8
800m: 1'50''74
          HCV

- 3,60




12 ngày
Nguyễn Đình Cương
800m: 1'55''
800m: 1'52''2
          HCB

- 2,46
Trần Văn Thắng

1500m: 4'02''6
 1500m: 3'57''
         HCB
- 2,33



BẢNG 3 : KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI TẬP LUYỆN TRÊN NÚI ĐỢT 3-NĂM 2007 ( ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU TAI JORDAN)
Năm 2007
HỌ VÀ TÊN
Thành tích kiểm tra trước khi lên Núi
Thành tích thi đấu sau khi xuống Núi
Giải VĐ ĐK CHÂU Á
Nhịp tăng trưởngTT
  (W %)
Số ngày xuống nui đến thời điểm thi đấu
ĐỢT I:
(05 tuần)
24/5-30/6
Trương Thanh Hằng
800m: 2’05’’07
1.500m: 4’21’’63
800m: 2’04’’77
1.500m :4’26’’
- 0,24
1,65
27 ngµy
Nguyễn Đình Cương
800m: 1'56''8

800m: 1'53''01 (Giải sinh viên Thế giới

- 3,29



BẢNG 4 : KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI TẬP LUYỆN TRÊN NÚI ĐỢT 4-NĂM 2007 ( ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU TẠI NARKHOT -THÁI LAN)

Năm 2007
HỌ VÀ TÊN
Thành tích kiểm tra trước khi lên Núi
Thành tích thi đấu sau khi xuống Núi

Nhịp tăng trưởngTT
  (W %)
Số ngày xuống nui đến thời điểm thi đấu

     ĐỢT II:
(05 tuần)
28/10-02/12
Trương Thanh Hằng
800m: 2’04’’53
1.500m: 4’18’’04
800m: 2’02’’39 (PKL)
1.500m:4’11’’33(PKL)
- 1,73
- 2,63
07 ngày

Nguyễn Đình Cương
800m: 1'52''01
1.500m: 3’54
800m: 1'51''16
1.500m:3’45’’31(PKL)
- 0,76
- 3,78




Từ kết quả thành tích trước và sau các đọt tập huấn trên cùng một khu vực núi cao trong các năm 2003 và 2007 của đội tuyển quốc gia chúng tôi có nhận xét sau:

1- Đối với các môn thể thao sức bền như chạy cự ly 800-1500m thì việc tổ chức tập luyện trên vùng núi cao sẽ có tác động tích cực đến thành tích thi đấu của VĐV. Tuy nhiên để đạt thành tích tốt nhất cần căn cứ vào địa điểm thi đấu(độ cao) để xác định thời gian xuống núi đến thời điểm thi đấu cho hợp lý.

2- Mức độ tăng trưởng thành tích không tỷ lệ với thời gian(số tuần) tập trên núi, điều đó có nghĩa không phải cứ tập luyện nhiều núi trên cao là có thể đem lại hiệu quả cao nhất ( bảng 1, bảng 2).

3- Thời gian tập luyện trên núi cần căn cứ vào địa điểm thi đâu. Khi địa điểm thi đấu diễn ra ở vùng đồng bằng ( độ cao so với mực nước biển không đáng kể) thì thời tập trên núi khoảng 5 tuần và thời gian xuống núi tính đến khi thi đấu khoảng 12 ngày hiệu quả sẽ cao hơn( so sánh bảng 1 và bảng 2). Nếu địa điểm thi đấu ở vùng cao ( so với mực nước biển) thì thời gian xuống núi đến lúc thi đấu 7 ngày sẽ hiệu quả hơn khi thi đấu ở đồng bằng( so sánh bảng 4 với bảng 1).

4- Cùng khoảng thòi gian tập luyện trên núi, và thời gian xuống núi đên khi thi đấu như nhau nhưng hiệu quả tác động đến mức độ biến đổi thành tích rất khác nhau trong cự ly chạy 800m và 1500m ( W% thành tích cự ly 800m và 1500m bảng 4). đối với các VĐV thi đấu ở cự ly 800m thì thời gian xuống núi đến thời điểm thi đấu là 12 ngày và đối với VĐV chạy cự ly 1500m là 7 ngày sẽ đạt thành tích tốt hơn( so sánh W% bảng 4 và bảng2)

5- Thời gian xuống núi đến khi thi đấu quá dài ( 27 ngày- bảng )thì hiệu quả thành tích không cao thậm trí còn bị giảm xút ( kết quả bảng 3 và 4 so sánh w% theo từng VĐV).

Nguồn: sưu tầm