Trang

Làm thế nào để có thể quay đầu lại khi nhận banh?

1. Pressing không cho đối phương có thể quay đầu lại

Một điều cực kì quan trọng trong phòng ngự là áp sát nhanh để cho đối phương khi nhận banh không thể quay đầu lại. Tại sao?

Khi để đối phương quay đầu lại, tức là đối phương sẽ có thể dẫn banh hoặc chuyền banh lên phía trước thay vì chuyền về. Điều này tạo lên áp lực rất lớn cho toàn bộ hàng phòng ngự. Đặc biệt, lúc này các cầu thủ đối phương có đủ thời gian để lao lên phía trên tấn công => các tiền đạo của ta phải chạy về và đuổi theo mệt mỏi.

Có tiền đạo nào muốn chạy về để phòng ngự? Một hai lần thì còn chấp nhận được, chứ nhiều lần sẽ dẫn đến ức chế. Từ đó sẽ có lúc tiền đạo mệt mỏi và thiếu quyết tâm dẫn đến các tình huống không chạy về kèm người.

Kết luận: điều quan trọng trong phòng ngự là khi banh ở biên thì kèm khu vực thả lỏng mà không cần pressing nhiều nếu thấy không cần thiết. Khi banh được chuyền đến cầu thủ trung tâm, thì phải bức tốc pressing đến sau lưng đối phương để cho đối phương không thể quay đầu lại được.

2. Làm thế nào để khống chế banh mà vẫn quay người lại được khi bị pressing?

- Cách 1: Bật 1 chạm về

Khi đối phương pressing quá tốt, ta chỉ có thể bật 1 chạm chuyền về hoặc bật 1 chạm cho banh hướng lên (xác suất thành công không cao và đòi trình độ kĩ thuật cao). Khi bật 1 chạm chuyền về thì phía dưới phải di chuyển thật tốt mới có đủ không gian để nhận lại banh, nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Bài tập cần thiết là, cầu thủ chuyền lên phải chủ động chuyền rồi di chuyển để nhận lại banh bất cứ lúc nào. Trong tình huống này người chuyền là người chủ động, người nhận là người bị động như 1 bức tường để bật lại.

- Cách 2: Học cách che người

Xoắn 2 cánh tay để 2 lòng bàn tay hướng ra ngoài.

Ngoài ra kết hợp với các kĩ năng xoay 360 độ của Xavi hay Messi.

330364BA00000578-3532434-image-a-38_1460289575363
3302F99C00000578-3532434-image-a-44_1460289817709

- Cách 3: Lấn người thật cứng, tạo không gian để thả trôi banh

Đây là chiêu ruột của Luis Suarez.

Điều kiện thứ nhất để thành công là người chuyền phải chuyền banh đi với lực vừa phải.

Điều kiện thứ hai là phải bật chuyền 1 chạm nhuần nhuyễn. Khi đó đối phương sẽ theo thói quen tưởng ta bật 1 chạm mà pressing mạnh hơn để cắt banh. Lúc đó, ta phải giữ thế lấn người thật tốt để banh trôi đi.

Đây là 1 chiêu quan trọng bật nhất để chống pressing, khi đối phương bắt đầu sợ ta bỏ banh thì sẽ hạn chế pressing mạnh => ta dễ khống chế banh và xoay người lại => đối phương sẽ mệt chết.

pes-shielding-the-ball


3. Nhiệm vụ quan trọng của người nhận banh ở trung tâm

- Đá biên hay trung tâm đều có vai trò riêng và quan trọng như nhau. Tuy nhiên, ở các bài trước đã phân tích khi banh ở biên thì rất dễ bị đối phương pressing vì ở biên ta ko có nhiều lựa chọn xử lý banh => Sự yếu ớt khi nhận banh ở biên => lúc nào cũng cần 1 cầu thủ trung tâm chạy lại thật gần cầu thủ đá biên để nhận lại banh.

=> Từ nay về sau, trong đầu điều đầu tiên khi có banh là chuyền banh lên cho người trung tâm. Khi có banh ở biên thì phải lập tức trả banh lại cầu thủ trung tâm, không được tham banh. Cầu thủ biên nên giữ banh lâu chỉ khi muốn đột phá thôi.

Trong cách chơi này, ko có khái niệm tiền đạo cấm, ta sẽ chơi số 9 ảo lùi sâu để nhận banh. Cầu thủ trung tâm giữ vai trò là cầu thủ phòng ngự cứng cựa đầu tiên khi không thể khống chế banh làm mất bóng.

Cuối cùng, bóng đá ai khỏe hơn người đó thắng. Câu hỏi là bạn khỏe nhưng liệu bạn có biết sử dụng hết mức khỏe đó chưa. Các lý thuyết về cách chơi bóng ở trên chủ yếu giúp ta có thể bộc lộ sức khỏe một cách tự nhiên, chủ động. Chơi banh 1 cách uyển chuyển tức là chơi có flow, ko cứng nhắt. Khi bạn có sức khỏe mà có thể bộc lộ hết khả năng của mình thì qua thời gian sẽ có lúc bạn sẽ phá vỡ giới hạn cũ để tiến tới giới hạn mới cao hơn. Người ta nói, trăm sông đều đổ về biển, mỗi người có cách tiến bộ riêng của mình. Lý thuyết về bóng đá này là cách giúp ta phát triển tự nhiên ngay trong lúc chơi, ko cần phải bắt ép bản thân trong phòng gym.