Những điều rút ra:
- Khi đá với nhịp độ cao thì đà chạy của các cầu thủ cũng sẽ cao hơn để sẵn sàng chạy khi cần thiết. Cái đó gọi là “Momentum”. Banh phải được chuyền đi thật nhanh và hợp lý. Banh phải được qua chân nhiều cầu thủ. Mỗi người đều tham gia vào lối chơi của đội bóng.
Khi chơi 1 lối đá cầm banh mà triển khai chậm thì sẽ dẫn đến hệ quả là số người liên quan đến pha bóng sẽ giảm đi. Vì bóng đi quá chậm nên khi họ di chuyển sẽ bị hậu vệ đối phương có đủ thời gian để bắt bài và loại khỏi pha bóng đó.
Banh phải triển khai thật nhanh để những người đang kì vọng (expect) nhận banh có thể tham gia pha bóng đó nhiều nhất có thể. Ngay cả khi banh bị chuyền sai địa chỉ thì những người đang kì vọng đó sẽ đuổi theo và lấy lại bóng vì họ vẫn đang tham gia pha bóng đó, chưa bị loại khỏi. Rất quan trọng.
Bóng đá hồi xưa, trận đấu diễn ra rất chậm và giờ chết rất nhiều (các tình huống ném biên, đá phạt,… được tiến hành rất chậm). Các đội bóng phụ thuộc rất nhiều vào một nhân tố có tốc độ và kĩ thuật qua người để đưa đội đến chiến thắng. Bóng đá hiện nay đã khác rất nhiều. Ngày càng nhanh, chặt chẽ nên một cá nhân là không thể tỏa sáng nếu thiếu đi sự hỗ trợ rất nhiều từ đồng đội (có rất nhiều dạng hỗ trợ mà ta cần phải quan sát rất kĩ mới hiểu rõ). Tóm lại, bóng đá hơn nhau ở chỗ đội nào sử dụng được nhiều người tham gia hơn, đội nào phát huy được hết khả năng của cầu thủ.
Nhớ hồi lớp 12, lúc đó tập luyện rất dữ để trở nên nhanh nhất và mạnh mẽ nhất có thể. Nhưng ở trận cầu quan trong, bị đối thủ theo sát nên gần như giống như bị xích lại làm không thể phát được dù là một chút khả năng sức mạnh và tốc độ. Cảm giảm lúc đó rất bất lực.
- Phải rèn luyện cho cầu thủ có khả năng đạt đến mức khả năng cao nhất có thể. Khi cần thiết, có thể chạy bức tốc nhanh cỡ nào và được bao xa, càng xa càng tốt. Càng xa và nhanh sẽ giúp cầu thủ khi gặp tình huống bóng ở xa nhưng vẫn cảm thấy dễ dàng trong khả năng của họ có thể can thiệp được. Không thể để tình trạng đứng từ xa bất lực nhìn đối thủ giày xéo đội ta. The willingness to run far and fast.
Ở Barca, Alves, Pedro, Messi, Puyol, Abidal, Sanchez,… đã nhiều lần chạy nhanh và rất xa để lui về cắt banh. Busquests cũng cố chạy nhưng quá yếu.
- Đá banh cũng như đang tập luyện, khi cảm thấy trong trận mình bức tốc ít quá so với quy định, thì ta càng cảm thấy có động lực để bức tốc hoàn thành chỉ tiêu. Nhìn Abidal chuyền xong rồi chạy bức tốc khi cần thiết để hút người và hỗ trợ đồng đội thấy rất phê. Còn Pedro thì chạy bức tốc như trò chơi để bức ép đối thủ. Nhờ độ sự bức tốc của Puyol mà Pique được dễ dàng khi xong lên.
- Ấn tượng với khả năng chuyền banh của Abidal. Abidal không cần nhiều khoảng trống nhỏ phía trước để chuyền bóng. Ngay cả khi bị pressing, Abidal ko cần nhiều khoảng trống để chuyền lên phía trên nhưng đường banh thì như điện tử chuyền: lực rất tốt nhưng đi thẳng tấp ko tưng tưng. Trong khi đó, những cầu thủ lùn và dáng ko cao như Mascherano cần không gian phía trước để chuyền bóng nên ko cảm thấy dễ chịu và bị áp lực lúc giữ banh khi bị đối phương pressing. Do đó, Mascherano không thích hợp đá hậu vệ vì rất dễ bị pressing và không đưa bóng lên trên dễ dàng được. Nếu chuyền lên trên thì gây khó cho đồng đội chứ không được như Abidal.
Trung vệ thì không cần phải nỗ lực xử lý quá nhiều khi bị pressing. Điều cần thiết là phải đủ bình tĩnh và có khả năng chuyền ko cần khoảng trống với lực banh cực tốt, chính xác cao. Những người phía trên phải tích cực hỗ trợ cho hậu vệ chuyền lên nên hậu vệ khỏi lo nhiều, cứ chuyền đẹp lên là được. Chuyền ko có đà mà có lực banh tốt cần phải tập luyện nhiều đó @@. Chuyền đẹp, trụ vững, lực banh lớn, ko có đà, banh đi xà xà. 1 chân trụ, 1 chân gõ, trọng tâm cực cao. Nhìn Nemanja Matic lại thấy nhớ Abidal.
- Kiểu lừa bóng trademark của Messi: ở Barca có nhiều cầu thủ có thể xử lý tương tự (không bá đạo được như Messi thôi) như: Thiago, Iniesta, Keita, Alves, Xavi, Busquests.
Fabregas có rất nhiều điểm mạnh như: chuyền cực chuẩn nên kiến tạo tốt, dáng người cao và tốt, sút khá, Chạy chỗ thông minh. Nhưng điểm yếu lớn nhất của Fabregas khiến anh không thể chơi ở hàng tiền vệ Barca là: Tốc độ và lừa banh. Mặc dù chạy nhiều nhưng chạy chậm ko chạy về đủ nhanh để hỗ trợ hàng phòng ngự. Xử lý banh ko được tốt để tránh các áp lực khi bị pressing. Không phù hợp với lối đá cầm banh thật chắc và hay bị pressing của Barca. Fabregas đá ở trên được hơn là đá ở dưới. Còn 1 nguyên nhân nữa Fabregas đá không thích hợp ở hàng tiền vệ Barca là cầm banh ko chắc và ko lùi sâu như trung vệ (sẽ phân tích sau).
Xavi chạy không nhanh nhưng cầm banh và lừa banh tốt, không ham dâng cao, và phải nói cực khỏe trong các pha xử lý. Còn Iniesta mặc dù yếu nhưng rất thông minh trong việc lừa bóng và hút biên.
- Vị trí thực sự của Messi là trong việc triển khai bóng từ dưới lên của Barca là y hệt như Iniesta. Khi phía dưới bị Pressing mạnh, Busquests lùi sâu hơn cả trung vệ để nhận banh, Xavi lùi sâu đứng kế bên Busquests để hỗ trợ. Lúc này hai tiền vệ nhận banh là Iniesta và Messi. Vai trò giống nhau là cầm banh và dùng chiêu lừa trademark để hãm độ pressing của đối phương lại. Đồng thời sẽ sử dụng chiêu hút biên Play With The Width để phối hợp với các cầu thủ phía trên. Hút biên là một cách để giữ banh chắc và an toàn, dễ dàng. Khi hút biên thì Iniesta và Messi sẽ đá giống như tiền đạo biên và đột phá luôn. Các cầu thủ khác sẽ bù lại vị trí cho họ. Do đó, khi bị pressing, Busquests và Xavi giống như 2 trung vệ @@. Barca luân chuyển banh đi rất nhanh và đều, Messi không cần phải cầm banh đột phá nhiều mà chủ yếu hỗ trợ cầm banh là chính. Các cầu thủ khác dư sức sáng tạo để tạo ra tình huống hợp lý để Messi có thể ghi bàn. Khi quá bế tắc, Messi mới mất kiên nhẫn lui về xin banh và tự đột phá một hai (mặc dù không cả đội đang không bị pressing). Messi chỉ cần hỗ trợ khi bị pressing, mọi thứ cứ để anh em lo =)).
- Bóng đá hiện đại chực chờ phán đoán (prediction) để cắt banh phản công. Muốn chống phản công càng phải có khả năng phán đoán và sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn nữa.
- Khi Pep ra đi, Barca mất đi một cái tôi đủ lớn để trấn áp các cầu thủ. Các cầu thủ ko còn cần phải nhìn nét mặt của Pep để đá, thích chạy thì chạy, ko thích thì thôi. Đối với Pep, ra sân là phải cống hiến 100%.
Khi các cầu thủ cố gắng, họ biết sẽ nhận lại được sự đánh giá cao từ một người khó tính như Pep nên họ sẽ tiếp tục tích cực làm điều đó. Khi Pep đi rồi, họ mất đi động lực để chứng minh bản thân. Các HLV khác không có được sự thuận lợi như Pep vì Pep là người nghĩ và sáng tạo ra nhưng nhiệm vụ đó nên họ tích cực làm để được chấm điểm. Người khác thì ko có quyền chấm điểm. Đó chính là một cái đặc biệt khác cần phải nhấn mạnh.