1. Personal contact
Trong bóng đá, các cầu thủ rất sợ bị áp sát. Khi bị áp sát thì áp lực bị cướp bóng là rất lớn nên các cầu thủ có xu hướng chuyền banh đi nhanh chóng khi bị áp sát. Nhưng nếu đối phương pressing theo team quá tốt thì chẳng lẻ ta phải chuyền banh đi liên tục sao? Lúc này ta sẽ rơi vào thế bị động và chứ không cứ cầm banh là chủ động.
Cầm banh mà ở thế bị động sao? They force you to make mistakes. You have to be patient and let them come to you naturally.
Vậy ko chuyền banh mà để đối thủ cắt banh sao? Ko phải ở vị trí nào cũng có thể giữ banh. Khi cảm thấy bị áp sát quá lớn thì banh sẽ được đưa về vị trí lệch biên mà cầu thủ nhận banh có thể che bóng và dẫn bóng vào trong. Chúng ta ko sợ sự áp sát ở vị trí đó. Chúng ta chờ đợi điều đó.
2. Superior in number
Tấn công với số đông. Nguyên tắc chơi của ta là một cầu thủ phải hút được 2 người. Cầm banh, che người, 1 hậu vệ khác tới ập vào, lúc này ta chuyền banh đi liền. Lúc này người khác sẽ trống hơn.
Một vấn đề nữa là người nhận banh tiếp theo có tận dụng được sự trống trải đó ko? Khi nhận được banh mà ta chỉ đơn giản là chặn banh lại thì thật sự phí công đồng đội rồi. Vậy hút người để làm gì nữa!
Những tình huống này, người nhận banh thường thuận chân trùng biên mình chạy. Chân đỡ banh và sút banh như nhau. Khi nhận được banh phải đỡ banh lao lên nhanh nhất có thể để tấn công vào khoảng trống phía trước mà người chuyền đã hút người cho.
Vị trí khi nhận banh: Drop deep and attack in the space upfront. Người nhận banh phải lùi thật sâu để người chuyền banh khi hút được người có thể chuyền được dễ dàng hơn. Nếu đường chuyền có bị cắt thì người nhận banh cũng ở gần đường chuyền đó để lao vào lấy lại banh. Vì lùi sâu nên phía trước người nhận banh để lại một khoảng trống rất lớn. Khi nhận được banh phải nhanh thật nhanh dẫn banh vào khoảng trống đó để hút cầu thủ đối phương có trách nhiệm trong khu vực đó lấp vào. Lúc này, đội hình đối phương có đà (momentum) di chuyển lên và mất một vị trí. Người nhận banh sẽ chuyền tiếp cho người khác và chạy thẳng để hút người.
Cách triển khai này vừa chắc chắn an toàn vừa phá sức được đối phương. Đem lại sự chủ động lớn trong việc cầm banh. Từ một khoảng trống nhỏ, đội hình đối phương phải di chuyển để từ đó để lộ khoảng trống ở nơi khác. Vấn đề của ta là làm sao đưa banh đi liên tục để tận dụng được khoảng trống bỏ lại. Thật là khó khi phải tìm khoảng trống để tấn công vì nó đòi hỏi cách phối hợp hoàn hảo.
Đơn giản như Real Madrid cũng tốt. Triển khai lên tới nơi thì tạt bóng thông minh để tiền đạo tranh chấp dứt điểm phía trong. Đơn giản nhưng hiệu quả cực lên. Dẫn điểm thì có nhiều khoảng trống hơn để phối hợp phản công nhanh.
Trong tình huống ở trên, tại sao hậu vệ áo đen lại không lao lên. Thứ nhất, có rất nhiều khả năng sẽ bị cắt banh mà bị cắt banh xem như là vào 90%. Thứ hai, nếu lao lên nhận được banh thì cầu thủ áo đỏ dưới cùng cũng đã bắt bài và sẽ áp sát khi nhận được banh. Thứ ba, ở bên cánh phải còn 2 cầu thủ áo đen đang ở ko nên nếu nhận banh tự giữa sân sẽ dễ chuyền cho 2 cầu thủ đó.
3. Take risk too much
Không ai bắt bạn phải dẫn banh qua 2 3 cầu thủ. Nếu có qua người thì cũng banh đi người ở lại. Mà lừa không qua thì sẽ bị phản công chết người. Vì mỗi cầu thủ có một không gian nhất định, nếu lừa không qua thì sẽ đối phương chiếm hoàn toàn không gian của bạn nên có dư thời gian để triển khai phản công với những đường chuyền tốt.
Không cần thiết phải dẫn bóng qua người. Cái định nghĩa đúng hơn là hút (Drag) người. Hút 2 3 cầu thủ đối phương. Kiểu lừa bóng này mang đến sự an toàn, chắc chắn. Từ sự chắc chắn đó, qua thời gian sẽ biến hóa để có thể bất ngờ không chuyền nữa mà đột phá loại bỏ 2 3 cầu thủ.
Một trường hợp điển hình trong phòng ngự theo kiểu mạo hiểm: Đối phương chuyền thẳng lên cho người ở giữa sân. Nhiệm vụ của ta là theo kèm người đó nhưng vấn đề là ta thả lỏng họ cho họ có thời gian giữ banh, quan sát đồng đội di chuyển lên. Đồng đội ta đang pressing ở trên chạy về đuổi theo đối phương đang phóng lên. Điểm mấu chốt để thành công trong pha bóng này là đồng đội ta phải chạy về đủ nhanh và tốt để người đang cầm banh không thể chuyền được và mất thêm một nhịp nữa để quan sát hướng khác. Lúc này người pressing không tốt thả lỏng đối phương sẽ có cơ hội để ào lên cướp bóng của người đang nhận banh mà chần chừ vì chưa có hướng xử lý. Cắt được banh trong tình huống này sẽ mở ra một cánh cửa lớn đến khung thành đối phương nhưng nếu sự phối hợp theo người ở phía trên không được tốt thì sẽ dẫn đến sự nguy hiểm rất lớn.
4. 90 minutes is a long time
Khi xem phim Real Steel, ko có con robot nào chịu nổi con trùm trong vòng 1 nốt nhạc. Vậy mà con robot Atom (robot thế hệ xưa được thiết kế để chịu đòn trong tập luyện) lại có thể đánh bại con trùm hùng mạnh. Con trùm đánh hoài ko ăn, đến phút cuối hết pin thì thất thế (kiểu giống như bạn mạnh quá rồi mà không có đối thủ xứng tầm để bạn lộ ra nhược điểm mà cải thiện). We don’t lose easily. We fight for every balls.
C. Ronaldo ghi bàn nhiều nhất vào 15 phút cuối trận. 84 bàn từ phút 76 đến 90 chiếm 21% ( trung bình chia đều là 1/6= 16.67%).
Khi đang dẫn bàn thì đối phương sẽ ào lên tấn công. Lúc này để giảm áp lực thì các đội bóng thường giảm nhịp độ trận đấu và làm trận đấu phân mảnh bằng các pha phạm lỗi và câu giờ. Điều đó là không tốt đối với triết lý bóng đá trung thực dựa trên sự phát triển bản thân. Muốn giảm áp lực cho tuyến dưới thì ta phải tổ chức phản công thật mạnh mẽ để làm suy giảm sinh lực địch.
Ví dụ: trong suốt trận đấu ta chơi thực dụng không có gì nổi trội. Sau đó có được bàn dẫn trước từ pha cố định. Đối phương dâng cao tìm bàn thắng và thủ lỏng lẻo hơn. Ta phản công mạnh mẽ và liên tục. Cuối trận đối phương đuối sức. Đảm bảo sau trận đấu, đối phương sẽ khen ngợi ta mạnh hơn. Khán giả thường chỉ nhớ sự phấn khích vào cuối trận.
Bonus: Phạm lỗi chiến thuật. Nếu ta không đủ sức để đeo bám đối phương thì làm sao phạm lỗi được mà chiến thuật với không chiến thuật. Quan trọng ta phải có điều kiện cần mới đi tìm điều kiện đủ.